Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho 12 công trình trong lĩnh vực khoa học và công nghệ năm 2010. Vinh dự và tự hào, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là đơn vị dẫn đầu toàn quốc đạt nhiều giải thưởng nhất: 3/12 Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 2010 thuộc về 3 nhà khoa học của Trường: GS.NGƯT Lê Bá Thảo, GS.NGND Lê Trí Viễn và GS.TSKH.NGND Bùi Văn Ba (Phương Lựu).
Khi nghe tin Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Lê Trí Viễn ra đi, người học trò thành danh GS.NGND Phan Trọng Luận viết: "Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Lê Trí Viễn vinh danh cho thế hệ trí thức dấn thân, kiên trì đi theo cách mạng suốt hai cuộc kháng chiến cho đến ngày nay... Thầy ra đi nhưng vẫn còn sống mãi trong lòng các thế hệ học sinh, sinh viên từ những ngày “ban đầu dân quốc ấy ” cho đến ngày nay và chắc hẳn cả về sau này".
(Dân trí) -Biết rằng sinh lão bệnh tử là quy luật không tránh được của đời người nhưng hàng ngàn người là đồng nghiệp, bạn hữu các thế hệ học trò và cả người dân chưa một lần gặp mặt thầy… đều không thể cầm lòng trong lễ tang Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Lê Trí Viễn.
GS-NGND Lê Trí Viễn đã ra đi. Vừa mới cách đây không lâu, ở tuổi 95, Thầy vẫn vui vẻ đọc thơ khi học trò đến thăm, chúc tết và tâm tình về những chuyện lớp, chuyện trường… Hình ảnh của Thầy, người thầy giản dị nhân hậu suốt đời tận tụy với nghề, cống hiến không mệt mỏi cho khoa học chắc chắn sẽ mãi còn đọng lại trong tâm trí của chúng tôi và của những thế hệ đi sau.
Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Lê Trí Viễn vừa từ biệt chúng ta ra đi vào cõi vĩnh hằng. Trong niềm thương tiếc một người anh lớn, một người đồng chí, đồng nghiệp tiền bối quý mến, tôi ôn lại một vài kỷ niệm về anh có ảnh hưởng sâu sắc đối với cuộc đời tôi.
Thầy đã nêu gương sáng về công phu học tập – tự học thật lặng lẽ, kiên trì và quyết liệt. Tự học để đỗ thủ khoa kỳ thi tú tài Triết học năm 1945. Tự học để chiếm lĩnh những tri thức khoa học liên ngành, cần thiết cho việc giảng dạy và nghiên cứu văn học.
(GD&TĐ) - Một đời tự học tự hành, một đời dạy chữ, dạy người và phục vụ xã hội, bậc đại thụ của ngành Văn thực sự là một tấm gương trong nghề dạy học. Nhưng trân trọng hơn cả là tâm hồn ông, cốt cách ông đã tạo ra một lối đi riêng trên con đường lớn - một lối tài hoa qua muôn nẻo lối đời… HNUE xin đăng lại bài trên báo GD&TĐ cách đây 2 năm để bày tỏ sự tri ân đối với Nhà giáo lão thành của Trường.
Ông là "Nam quốc kỳ nhân", thuộc thế hệ vàng "một đi không trở lại" trong lịch sử Việt Nam chạy dài thế kỷ 20. GS Văn học Nguyễn Đình Chú, nay tóc đã bạc, da đã chớm mồi- không khỏi xúc động khi nói về Phạm Huy Thông với những lời trân trọng như vậy.
Nhà văn Ma Văn Kháng - Cựu Sinh viên khoa Ngữ văn - Trường ĐHSP Hà Nội tâm sự: Tôi đã sống đời sống thực thụ của một ông giáo. Môi trường giáo dục, công việc, không khí tôi hít thở, buồn vui hàng ngày của tôi là cuộc sống quen thuộc, quen thuộc cho đến tận hôm nay. Sống trong nghề thầy, viết về ông thầy, âu cũng là chuyện thông lệ.
PGS Phạm hoàng Hiệp hiện đang công tác ở nước ngoài. Báo KH&ĐS đã có cuộc trò chuyện. HNUE xin trân trọng giới thiệu với quý Thầy, Cô giáo và các bạn.